Hướng dẫn xoay anten DVB T2 để thu được nhiều kênh nhất
Sóng truyền hình số mặt đất DVB T2 đi theo đường thẳng và bị cản trở bởi độ cong của trái đất, cây cối, đồi núi và nhà cửa…dẫn tới ảnh hướng tới khả năng thu sóng của anten. Vì vậy anten thu sóng DVB T2 đặt ở vị trí nào? và xoay hướng nào? để thu sóng tốt, sẽ quyết định rất lớn đến số kênh truyền hình bạn thu được.

Trên đây là dòng anten có mạch khuyếch đại tín hiệu, mặc dù đắt hơn các dòng anten thông thường nhưng giúp tăng cường độ sóng tốt hơn. Phù hợp các khu vực kín, nhà bị khuất hoặc xa đài phát sóng kém. Tham khảo một số dòng anten có mạch khuếch đại tại:
Để xác định được vị trí trạm phát DVB T2 để xoay hướng anten cho đúng, Quý khách có thể truy cập Trang công cụ hỗ trợ thông tin thu truyền hình số mặt đất và thực hiện theo các bước hướng dẫn cụ thể sau:
(Ghi chú: nếu không vào được trang trên, có thể tham khảo các link này để xem bản đồ phủ sóng DVB T2.
- Bước 1: Đăng nhập địa chỉ
Chọn cách xác định vị trí lắp truyền hình mặt đất DVB T2 trên bản đồ bằng việc: Xác định theo địa chỉ, xác định theo tọa độ hoặc chọn điểm trên bản đồ. Cách đơn giản và nhanh nhất thường được áp dụng là chọn điểm trên bản đồ.

Bước 2: xác định được vị trí cần lắp đặt
Sau khi xác định được vị trí cần lắp đặt truyền hình DVB T2 trên bản đồ, bên trái trang web sẽ hiện các thông tin: Danh sách các trạm phát sóng có tại địa điểm lắp đặt, thông tin kênh tần số, cường độ sóng mạnh hay yếu được biểu thị thông qua màu sắc và cột sóng.

- Mức thu rất tốt (màu xanh lá cây). Nên sử dụng ăng-ten đặt trong nhà (đối với những khu vực không có nhà cao tầng) hoặc ăng-ten đặt thấp ở ngoài trời (với điều kiện hướng thu sóng không bị che chắn).
- Mức thu tốt (màu xanh da trời). Nên sử dụng ăng-ten đặt thấp ở ngoài trời để thu sóng.
- Mức thu khá (màu xàng). Nên sử dụng ăng-ten đặt ngoài trời, độ cao khoảng 5-10 m để thu sóng.
- Mức thu trung bình (màu da cam). Nên sử dụng ăng-ten thu có tính định hướng tốt, đặt ngoài trời, độ cao 10m để thu sóng. Tại những vùng khó thu thì có thể nâng cao cột ăng-ten hoặc sử dụng ăng-ten có khuếch đại.
Để biết được vị trí đặt trạm phát sóng của các đài truyền hình, công suất phát, khoảng cách từ điểm lắp đặt đến trạm phát… bạn chỉ cần nhấp chọn vào “tên mang” ở góc bên trái màn hình.

Bấm vào biểu tượng trạm phát sóng trên bản đồ, bạn sẽ được cung cấp thêm thông tin về số kênh truyền hình sẽ thu được trên kênh tần số phát sóng của đài truyền hình.
Ví dụ: Tại khu vực Hà Nội thu được 11 kênh trên kênh tần số 24UHF của VTV

3. Bước 3: Xoay anten DVB T2 về phía đặt trạm phát sóng.
Lưu ý: Mỗi một đài truyền hình sẽ có trạm phát riêng và đặt tại các vị trí khác nhau. Bạn không thể quay anten cùng lúc về nhiều hướng, do vậy bạn chỉ cần đặt anten ở vị trí cao và thoáng so với mặt đất, sau đó quay về phía trạm phát có cường độ yếu nhất (nếu chọn dò tự động).
Bạn cũng có thể chọn dò thủ công , sau đó nhập lần lượt kênh tần số phát sóng của các đài truyền hình vào mục kênh tần số, tiếp theo thực hiện quay anten thu sóng về phía trạm phát, sao cho mục chất lượng và cường độ sóng hiện trên màn hình tivi hiện thị mức % cao nhất.
Chọn anten DVB T2 phù hợp với từng vị trí lắp đặt
Chất lượng thu sóng của anten quyết định phần lớn chất lượng tín hiệu đường truyền và số lượng kênh truyền hình DVB T2 thu được. Do vậy việc đầu tiên Quý khách cần chuẩn bị cho việc lắp truyền hình mặt đất DVB T2, là chọn được cho mình một chiếc anten có khả năng thu sóng tốt, phù hợp với cường độ sóng tại địa phương.
- Với những khu vực sóng tốt, Bạn hoàn toàn thoải mái trong việc lựa chọn anten, có thể sử dụng loại ngoài trời hoặc trong nhà. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên dùng các loại anten có giàn thu ngoài trời, dây tín hiệu là dây cáp đồng trục để tránh bị hiện tượng suy hao tín hiệu trên đường truyền. Với các gia đình ở chung cư, do điều kiện đi dây khó khăn, Quý khách có thể lựa chọn các loại anten để trong nhà, loại có mạch khuếch đại để hỗ trợ thu sóng tốt nhất.
- Những khu vực hiện thị mức sóng khá và trung bình, Quý khách nên sử dụng các loại anten có giàn để ngoài trời, loại giàn nhôm thông thường hoặc loại có mạch khuếch đại sóng. Giàn thu sóng cần được đặt ở vị trí cao, thoáng, tránh bị che chắn để tối đa nhất số lượng kênh thu được.
Các loại anten hiện được ưa chuộng trên thị trường
Anten DVB T2 trong nhà

Anten được thiết kế có mạch khuếch đại bên trong nên thu sóng tương đối tốt khi đặt ở trong nhà
Chân đế được làm bằng kim loại tấm đảm bảo chắc chắn, không hoen gỉ
Các chấn tử trên anten được làm từ nhôm và được bọc ngoài bằng lớp nhựa xanh siêu bền và thẩm mỹ.
Lắp đặt đơn giản (bạn chỉ cần cắm dây tín hiệu anten vào tivi tích hợp DVB T2 hoặc đầu thu) Sư dụng được cho mọi loại tivi tích hợp DVB T2 và đầu thu DVB T2
2. Anten DVB T2 giàn nhôm ngoài trời

Anten DVB T2 giàn nhôm là loại anten được sử dụng nhiều nhất hiện nay với ưu điểm giá thành rẻ và thu sóng cực tốt.
Khối lượng nhẹ do được làm bằng vật liệu chính là ống Nhôm mỏng nên tiên lợi khi lắp đặt.
Anten thường được lắp sẵn dây tín hiệu dài 15m hoặc 12m tùy loại giúp bạn lắp đặt nhanh chóng và đơn giản.
3. Anten khuếch đại tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB T2
Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn với 3 bộ phận chính: Giàn thu sóng có mạch khuếch đại, dây tín hiệu dài 15m, dây cấp nguồn 5V



Anten khuếch đại tín hiệu truyền hình số DVB T2 được khuyên dùng cho những khu vực sóng yếu. Tại những khu vực sóng khỏe, Quý khách có thể để anten khuếch đại trong nhà vẫn thu sóng tương đối tốt (dây có thể cắt ngắn để phù hợp với vị trí đặt giàn thu).
Xem thêm: Đầu thu DVB T2 Báo giá mua đầu truyền hình số mặt đất DVB T2
truyenhinhsomatdat.net – Bạn đồng hành của người tiêu dùng thông thái